Breaking News
Loading...
Tuesday, December 2, 2014

QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI CÔNG NGHIỆP

11:57 PM
Có nhiều cách thức để lựa chọn khi thực hiện quản lý chất thải nguy hại tuy nhiên để đạt được hiệu quả thì trong đa số các trường hợp thì cần phải sử dụng tổng hợp các phương pháp.

Các phương pháp quản lý chất thải nguy hại


Cơ cấu chính sách mục đích là phát triển và tập hợp một cách toàn diện chính sách quản lý chất thải nguy hại với các đối tượng chính sách có thể đạt được.

Công cụ:
- Mục tiêu giảm thiểu
- Chính sách chất thải đặc biệt
- Khuyến khích
- Hình phạt
- Trợ giá và kế hoạch phát triển công nghiệp

Cơ cấu luật mục đích là tạo nên cơ sở pháp lý thống nhất, đảm bảo môi trường công bằng với các đối tượng.

Công cụ:
- Luật bảo vệ môi trường
- Quyết định 155 về quản lý chất thải nguy hại
- Các tiêu chuẩn về phân loại, dấu hiệu cảnh báo đối với CTNH.

Công cụ hành chánh mục đích là thực hiện và hỗ trợ việc thi hành cơ cấu luật và cơ cấu chính sách.

Công cụ:
- Các giấy phép
- Thanh tra, giám sát
- Xử phạt, thu hồi giấy phép.

Giáo dục cộng đồng mục đích là nâng cao nhận thức, nhiệm vụ và trách nhiệm của cộng đồng về quản lý chất thải nguy hại.

Công cụ:
- Chiến dịch truyền thông chung
- Chương trình truyền thanh, truyền hình
- Các thông tin báo chí, tờ rơi, áp phích
- Chương trình dạy trong các trường học

Cơ cấu kinh tế mục đích là tạo tình trạng kích thích về kinh tế cũng như sự ổn định về thị trường.

Công cụ:
- Các loại phí, thuế
- Các khoản cho vay, trợ giúp
- Giấy phép xả thải
- Tạo thị trường

Hệ thống kĩ thuật mục đích đảm bảo tách chất thải khỏi dòng luân chuyển và đưa về trạng thái ít độc hại sau đó sẽ được thải bỏ.

Công cụ:
- Thu gom, vận chuyển
- Chế biến và xử lý
- Phục hồi năng lượng
- Thải bỏ phần còn lại

Hệ thống thông tin mục đích là tăng cường sự hiểu biết về chất thải cũng như nắm bắt kịp thời tình trạng hiện tại.

Công cụ:
- Xác định lượng thải, dạng cũng như nguồn thải.
- Phân tích thành phần chất thải
- Thống kê qua từng thời kì

Một hệ thống quản lý chất thải nguy hại có rất nhiều khâu liên quan chặt chẽ với nhau, đòi hỏi phải được giám sát chặt chẽ bởi chủ nguồn thải và cơ quan quản lý nhà nước về môi trường.

Giảm thiểuchất thải nguy hại tại nguồn


Giảm thiểu tại nguồn là giảm về số lượng hoặc độc tính của bất kì chất thải nguy hại nào đi vào dòng thải trước khi tái sinh, xử lý hoặc đưa ra môi trường. Thông thường, có hai biện pháp chính để giảm thiểu chất thải tại nguồn:
- Thay đổi cách quản lý
- Vận hành sản xuất và thay đổi quá trình sản xuất.

a. Những cải tiến trong quản lý, vận hành sản xuất

- Cải tiến cách thức vận hành cần thực hiện
- Những cải tiến trong quản lý và vận hành sản xuất

Cải tiến cách thức vận hành cần thực hiện trong tất cả các lĩnh vực sản xuất, bảo trì thiết bị, sử dụng và lưu trữ nguyên vật liệu khô, bảo quản sản phẩm, lưu trữ và quản lý chất thải.các nội dung cải tiến trong quản lý và vận hành sản xuất bao gồm:

- Quản lý, lưu trữ nguyên vật liệu và sản xuất
- Những cải tiến về điều độ sản xuất
- Ngăn ngừa thất thoát và chảy tràn
- Tách riêng các dòng thải
- Huấn luyện nhân sự
- Thay đổi quá trình sản xuất

Thay đổi quá trình sản xuất bao gồm thay đổi nguyên vật liệu đầu vào, công nghệ và thiết bị. Tất cả những thay đổi này nhằm giảm lượng phát thải các chất gây ô nhiễm trong quá trình sản xuất. Thay đổi về quá trình có thể thực hiện nhanh chóng hơn và ít tốn kém hơn là thay đổi về sản phẩm và kĩ thuật.

b. Thay đổi về kĩ thuật và công nghệ

- Cải tiến qui trình sản xuất
- Điều chỉnh các thông số vận hành quá trình
- Những cải tiến về vận hành quá trình
- Những cải tiến về tự động hóa

c. Tận dụng chất thải

- Tái chế và tái sử dụng là những giải pháp tận dụng được ưu tiên sau giải pháp giảm thiểu tại nguồn. Nó cũng được biết đến dưới nhiều tên gọi như tái sinh(recycle), tái sử dụng(reuse), tái chế (reclemation), hoặc phục hồi( recovery).
- Tái sử dụng : Tái sử dụng là cử dụng lại một sản phẩm nhiều lần nếu có thể, nhằm giảm lượng chất thải và giảm các nguồn lực phải sử dụng để tạo sản phẩm mới. Tái sử dụng bao hàm cả bán cho việc sử dụng hay sửa chửa để dùng tiếp, hoặc sử dụng sản phẩm vào nhiều mục đích.
- Tái sinh hoặc tái chế : Tái sinh, tái chế là quá trình biến chất thải tạo thành sản phẩm mới được sử dụng như nguyên vật liệu của sản xuất hay sản phẩm tiêu dùng nhằm tạo ra hiệu quả về kinh tế, xã hội hay môi truờng…
- Phục hồi: Phục hồi là quá trình tạo lại các tính năng sử dụng sản phẩm như ban đầu.

Các phương pháp phục hồi chất thải nguy hại và phạm vi ứng dụng:


- Để phục hồi hóa chất có ích trong chất thải người ta ứng dụng các phương pháp hóa lý dựa vào đặc điểm của hóa chất để tách hóa chất ra khỏi chất thải và thu hồi chúng sau khi tách. Mỗi phương pháp có một phạm vi ứng dụng khác nhau dựa vào nguyên lý của phương pháp và tính chất chất thải.\

Tái sinh có phạm vi ứng dụng trong nhiều nghành công nghiệp và trong nhiều lãnh vực do mang lại các lợi ích :
- Tiết kiệm tài nguyên, bảo tồn nguồn lực sản xuất, giảm chi phí sản xuất
- Ngăn ngừa sự phát tán chất độc vào trong môi trường
- Cung cấp nguyên vật liệu có giá trị trong công nghiệp
- Kích thích phát triển những qui trình sản xuất sạch hơn
- Tránh phải thực hiện quá trình mang tính bắt buộc như xử lý hoặc chôn chất thải.

Lựa chọn phương pháp ưu tiên dựa trên mức độ phòng tránh rủi ro:
- Tái chế hay tái sử dụng trong nhà máy
- Tái sinh bên ngoài nhà máy
- Bán cho mục đích tái sử dụng
- Tái sinh năng lượng

0 comments:

Post a Comment